Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6


Join the forum, it's quick and easy

Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Nhận làm giấy tờ thuyền viên
by thieudp Sat Aug 09, 2014 9:45 pm

» video 1111111111111111111111111111111
by ducpvvmu Thu Jul 26, 2012 9:04 pm

» xin chào anh em dkt48dh6
by vudoan1510 Wed Mar 21, 2012 5:07 am

» Tiêu chí để xin được 1 công việc tốt !
by Mèo hen Tue Mar 13, 2012 1:30 pm

» Mẫu đơn xác nhận điểm giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Thể chất và Bơi Lội
by lovewave89nd Wed Feb 22, 2012 8:41 pm

» Ảnh lớp dkt48dh6
by vudoan1510 Fri Feb 10, 2012 10:08 pm

» de cuong on tap thj tot nghiep day!
by hoangviethung_tn Wed Dec 14, 2011 11:16 pm

» Ai có phần mềm đổi đuôi pdf sang word ko?
by Mèo hen Mon Dec 05, 2011 11:42 pm

» Ai có tài liệu phao tiêu đèn hiệu ko
by nguyenduonghh Sun Nov 20, 2011 7:47 pm


Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu ! BOSUN

Go down

Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu !  BOSUN Empty Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu ! BOSUN

Bài gửi  Mèo hen Mon Mar 07, 2011 8:46 pm

Bạn là trưởng đội thủy thủ Boong(Deck rating). Bạn tổ chức thực hiện công việc của bộ phận Boong thông qua Đại phó. Người chỉ huy trực tiếp của bạn là Đại phó. Vậy công việc cụ thể của bạn là gì?

Quản lí thủy thủ Boong. Kiểm tra an toàn trên boong trước khi tàu rời bến. Trực tiếp chuẩn bị kéo hay thả neo. Tổ chức làm dây mũi-lái mỗi khi tàu rời bến. Tổ chức bảo quản tàu và thiết bị trên boong. Theo dõi tình trạng nước dằn, nước ngọt nước bẩn hầm hàng. Chuẩn bị làm hàng và tham gia làm hàng. Quản lí vật tư và kho tàng bộ phận Boong,

1. Quản lí công việc của thủy thủ Boong

Phải xem các thủy thủ boong là người giúp việc cho mình. Phải phân công công việc cho họ hàng ngày. Phải huấn luyện và chỉ dẫn họ trong công việc. Phải theo dõi và đánh giá chất lượng làm việc của mỗi thủy thủ. Phải chú ý bảo đảm an toàn và nhắc nhở an toàn trong thời gian làm việc

2. Kiểm tra an toàn trên boong trước khi tàu rời bến

Phải cung cấp kịp thời các số liệu liên quan đến nước ngọt, nước dằn cho Đại phó trước mỗi hành trình. Phải chằng buộc các thiết bị trên boong như cần cẩu, cầu thang mạn, các vật di động trên boong. Phải chú ý đến an toàn kín nước như hầm hàng, các cửa kín nước ngoài boong, các lỗ thoát nước mạn, các ống thông gió, thông hơi

3. Trực tiếp chuẩn bị thả hay kéo neo

Phải có mặt trên boong Mũi mỗi khi có lệnh chuẩn bị neo. Phải xin điện tời neo. Phải kiểm tra tình trạng neo như dây cáp chằng neo, tấm đậy lỗ nống lỉn, vải bạt hay tấm che cửa hầm lỉn…. Khi kéo neo, phải xin nước rửa neo và kéo neo từ từ. Phải thông báo thường xuyên cho buồng Lái biết tình trạng lỉn neo căng hay chùng, còn bao nhiêu đường dưới nước, hướng lỉn chỉ hướng nào. Khi neo rời đáy phải kịp thời báo buồng Lái. Khi thả neo, phải biết cần xông neo xuống dưới nước bao nhiêu mét trước khi thả neo(let go). Phải thông báo buồng Lái số lượng đường lỉn đã thả. Neo xong, phải phanh neo và khóa neo. Chỉ được rời vị trí trực neo khi được phép.

4. Tổ chức làm dây Mũi-Lái mỗi khi tàu rời bến

Phải phân công và thông báo cho mỗi thủy thủ ra vị trí làm dây. Vị trí của bạn là ở Mũi tàu. Phải chủ động chuẩn bị điện tời neo, đệm va, dây ném, dây bốt. Phải chuẩn bị kéo neo nếu tàu có thả neo. Phải chuẩn bị sẵn các dây để sẵn sàng thu về hay đưa lên bờ.

5. Tổ chức bảo quản bảo dưỡng tàu và thiết bị trên Boong

Phải thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kì của bộ phận Boong. Phải triển khai kế hoạch đó và thực hiện trong tháng. Công việc bao gồm bảo dưỡng tôn vỏ(hull), thiết bị làm hàng(cargo gear), nắp hầm hàng(hatch cover) , các thiết bị kín nước như các cửa(watertight door), ống thông hơi(vent, ventilator), thiết bị cứu sinh cứu hỏa(fire fighting & life saving appliance), khu vực sinh hoạt công cộng như toilet, nhà tắm, nhà bếp…Phải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bảo dưỡng hàng tháng cho Đại phó

6. Theo dõi tình trạng nước dằn, nước ngọt, nước bẩn hầm hàng

Phải lập sổ theo dõi nước dằn(ballast tanks), nước ngọt(Freshwater tanks) và nước bẩn hầm hàng(bilge wells). Phải kiểm tra số lượng nước ngọt và nước dằn, nước bẩn hàm hàng hàng ngày hay khi cần thiết. Phải báo cáo đại phó các số liệu thu thập được. Phải lưu giữ sổ theo dõi các két.

7. Chuẩn bị làm hàng và tham gia làm hàng

Phải chuẩn bị hầm hàng sạch sẽ trước khi làm hàng theo yêu cầu đại phó. Phải kiểm tra và thử hoạt động các thiết bị làm hàng như cần cẩu, tời cẩu. Phải chuẩn bị các dụng cụ làm hàng như bu-li, ma-ní, mỏ-ngáo, dây cáp…Phải kiểm tra kín nước hầm hàng như nắp hầm, các ống nước dằn chui qua hầm hàng, lối lên xuống hầm, nắp các két dằn(man-hole)…Phải chuẩn bị ánh sáng làm hàng như các đèn làm hàng(cargo light), đèn mặt boong(deck light). Phải kiểm tra tình trạng thông gió hầm hàng như quạt hầm hàng(ventilator) hay cửa thông gió(damper). Phải phân công thủy thủ trực làm hàng như nâng, hạ cần, đóng mở hầm hàng, khởi động thiết bị làm hàng…

8. Quản lí vật tư và kho tàng bộ phận Boong

Phải kiểm kê toàn bộ kho tàng bộ phận boong. Phải bảo đảm cơ số dự trữ tối thiểu cho mỗi hạng mục vật tư cần thiết. Phải báo cáo đại phó để bổ sung kịp thời lượng vật tư đã sử dụng. Phải lập sổ theo dõi sử dụng vật tư. Phải kiểm kê vật tư định kì và báo cáo kết quả cho Đại phó. Phải giữ gìn kho tàng sạch sẽ, gọn gang, ngăn nắp. Phải qui định vị trí sắp xếp vật tư để dễ tìm kiếm khi cần thiết.

Thủy thủ trưởng là chị cả trong gia đình tổ Boong. Sự lo lắng và làm việc có kế hoạch sẽ giảm bớt sự vật vả cho thủy thủ. Thật không xấu hổ khi nhận mình là “ một người lo bằng kho người làm”
Mèo hen
Mèo hen

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 18/02/2011
Age : 34
Đến từ : Nam Định

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết