Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6


Join the forum, it's quick and easy

Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Nhận làm giấy tờ thuyền viên
by thieudp Sat Aug 09, 2014 9:45 pm

» video 1111111111111111111111111111111
by ducpvvmu Thu Jul 26, 2012 9:04 pm

» xin chào anh em dkt48dh6
by vudoan1510 Wed Mar 21, 2012 5:07 am

» Tiêu chí để xin được 1 công việc tốt !
by Mèo hen Tue Mar 13, 2012 1:30 pm

» Mẫu đơn xác nhận điểm giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Thể chất và Bơi Lội
by lovewave89nd Wed Feb 22, 2012 8:41 pm

» Ảnh lớp dkt48dh6
by vudoan1510 Fri Feb 10, 2012 10:08 pm

» de cuong on tap thj tot nghiep day!
by hoangviethung_tn Wed Dec 14, 2011 11:16 pm

» Ai có phần mềm đổi đuôi pdf sang word ko?
by Mèo hen Mon Dec 05, 2011 11:42 pm

» Ai có tài liệu phao tiêu đèn hiệu ko
by nguyenduonghh Sun Nov 20, 2011 7:47 pm


Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu ! Và ai cũng mong muốn - Thuyền trưởng

Go down

Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu !  Và ai cũng mong muốn - Thuyền trưởng Empty Các chức danh và nhiệm vụ trên tàu ! Và ai cũng mong muốn - Thuyền trưởng

Bài gửi  Mèo hen Mon Mar 07, 2011 8:49 pm

Thuyền trưởng là Chỉ huy cao nhất trên tàu. Là người đại diện cho quyền lợi của Chủ tàu. Thuyền trưởng chỉ huy con tàu bằng mệnh lệnh, dựa trên nội qui của tàu, chính sách công ty và luật lệ hiện hành. Vậy Thuyền trưởng quản lí những gì?

1. Quản lí thuyền viên

- Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện nội qui sinh hoạt-làm việc trên tàu

- Kiểm tra việc quản lí thuyền viên của các bộ phận trên tàu

- Kiểm tra bằng cấp thuyền viên khi nhập tàu

- Thúc đẩy các bộ phận thực hiện việc làm quen cho thuyền viên mới

- Thực hiện việc đánh giá định kì chất lượng làm việc của thuyền viên

- Theo dõi việc duy trì ca kíp trên tàu

- Theo dõi và thúc đẩy công việc bàn giao thuyền viên

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tương trợ giữa các bộ phận và mỗi một thuyền viên

- Xem xét kỉ luật thuyền viên và đề xuất cho Chủ tàu về việc sử dụng thuyền viên

2. Quản lí hành hải

- Trực tiếp giám sát việc thực hiện trực ca hành hải trên biển

- Kiểm tra việc chuẩn bị hành trình của Đại phó, Máy trưởng và các Sĩ quan liên quan

- Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch xếp dỡ hàng của Đại phó

- Yêu cầu các bộ phận và sĩ quan liên quan cung cấp các số liệu, dữ liệu liên quan đến hành trình như: hải đồ, tài liệu tham khảo, tình trạng trang thiết bị hàng hải, mớn nước, độ chênh mớn nước. lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn, sai số la bàn, thông báo hàng hải, thông tin thời tiết,…trước mỗi hành trình

- Giám sát số lượng nhiên liệu, nước ngọt còn lại trên tàu hàng ngày. Công việc duy trì thông tin liên lạc với bờ. Và việc theo dõi thời gian tàu đến cảng

- Luôn có mặt trên Buồng Lái mỗi khi thời tiết xấu, khu vực hành hải đặc biệt hay mỗi khi tàu đang điều động

3. Quản lí an toàn, ô nhiễm

- Giám sát mọi hoạt động về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu

- Phê duyệt các phương án an toàn khi sử dụng thiết bị mới, làm việc dưới hầm sâu và các công việc về hàn cắt hay phát nhiệt…

- Về nguyên tắc, trực tiếp chỉ huy các công việc xếp dỡ hàng nguy hiểm, hàng hạt, hàng rời, hàng siêu trọng, siêu trường và các hàng hóa nguy hiểm khác

- Kiểm tra việc xử lí rác thải và nước thải, dầu thải… trên tàu. Kiểm tra và phê duyệt nhât kí Boong, Sổ nhật kí dầu và Nhật kí xử lí rác thải

- Kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, thực tập, diễn tập an toàn, ô nhiễm định kì.

- Tổ chức kiểm tra vệ sinh, an toàn định kì trên tàu

- Phê duyệt kế hoạch nhận và chuyền dầu. Kiểm tra công việc chuẩn bị nhận dầu của Máy trưởng

- Kiểm tra việc thực hiện qui trình “xin phép thuyền trưởng” trước khi thực hiện công việc nguy hiểm như làm việc trên cao, ngoài mạn tàu, dưới hầm kín hay khi hàn cắt, phát nhiệt…

4. Quản lí bảo quản, bảo dưỡng

- Nắm vững kế hoạch bảo dưỡng tàu của công ty, các yêu cầu kiểm tra của Đăng kiểm, những yêu cầu cần bổ sung theo luật lệ hiện hành

- Lập lịch trình thực hiện việc lịch bảo quản, bảo dưỡng hàng tháng trên tàu

- Yêu cầu các bộ phận kiểm tra tình trạng các cấu trúc và thiết bị trên tàu, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng của các bộ phận

- Duyệt các báo cáo bảo dưỡng, phát hiện những lí do chậm trễ và tìm biện pháp khắc phục

5. Quản lí Vật tư

- Yêu cầu và kiểm tra các bộ phận lập sổ theo dõi tiêu thụ vật tư hàng ngày

- Yêu cầu và kiểm tra các bộ phận lập danh mục vật tư dự trữ cần thiết tối thiểu trên tàu

- Thúc đẩy việc cung cấp vật tư và phê duyệt các yêu cầu về vật tư của các bộ phận

- Thúc đẩy các bộ phận giám sát số lượng và chất lượng vật tư, phụ tùng mỗi khi tiếp nhận

- Kiểm tra việc bảo quản, sử dụng vật tư trên tàu

- Tổ chức việc kiểm kê vật tư định kì

6. Quản lí Hệ thống quản lí an toàn

- Tìm hiểu nội dung hệ thống quản lí an toàn công ty

- Nhắc nhở thuyền viên tham khảo chính sách công ty

- Tổ chức cho thuyền viên tìm hiểu, làm quen hệ thống quản lí an toàn công ty

- Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách công ty của các sĩ quan, thuyền viên

- Thường xuyên rà soát hệ thống. Báo cáo các khiếm khuyết cho công ty

- Đề xuất các biện pháp khắc phục khiếm khuyết, yêu cầu sửa đổi qui trình hay chính sách

- Kiểm soát việc quản lí các tài liệu cần kiểm soát(controlled documents) trên tàu

- Kiểm tra việc ghi chép các biên bản(records), lưu hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống. Phê duyệt các biên bản, báo cáo(records)

- Có mặt khi đánh giá nội bộ(internal audit) và đánh giá bên ngoài(external audit)



Có thể nói thuyền trưởng nắm giữ sinh mạng của toàn bộ thuyền viên và sự an toàn của tàu. Là người chịu trách nhiệm mỗi khi tàu gặp sự cố. Do đó công việc của thuyền trưởng là vất vả nhất về mặt tinh thần. Hix, nhưng mà lương lại cao nhất, hơn nữa danh xưng master cũng oai nhỉ. Smile)
Mèo hen
Mèo hen

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 18/02/2011
Age : 34
Đến từ : Nam Định

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết