Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6


Join the forum, it's quick and easy

Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Điều Khiển Tàu Biển 48 Đại Học 6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Nhận làm giấy tờ thuyền viên
by thieudp Sat Aug 09, 2014 9:45 pm

» video 1111111111111111111111111111111
by ducpvvmu Thu Jul 26, 2012 9:04 pm

» xin chào anh em dkt48dh6
by vudoan1510 Wed Mar 21, 2012 5:07 am

» Tiêu chí để xin được 1 công việc tốt !
by Mèo hen Tue Mar 13, 2012 1:30 pm

» Mẫu đơn xác nhận điểm giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Thể chất và Bơi Lội
by lovewave89nd Wed Feb 22, 2012 8:41 pm

» Ảnh lớp dkt48dh6
by vudoan1510 Fri Feb 10, 2012 10:08 pm

» de cuong on tap thj tot nghiep day!
by hoangviethung_tn Wed Dec 14, 2011 11:16 pm

» Ai có phần mềm đổi đuôi pdf sang word ko?
by Mèo hen Mon Dec 05, 2011 11:42 pm

» Ai có tài liệu phao tiêu đèn hiệu ko
by nguyenduonghh Sun Nov 20, 2011 7:47 pm


Say tàu, xe, máy bay nguyên nhân và những mẹo vặt

Go down

Say tàu, xe, máy bay nguyên nhân và những mẹo vặt Empty Say tàu, xe, máy bay nguyên nhân và những mẹo vặt

Bài gửi  lovewave89nd Tue Mar 22, 2011 12:34 am

Say tàu, xe, máy bay nguyên nhân và những mẹo vặt
Say tàu xe máy bay đây là 1 vấn đề có lẽ ko ít người lâm vào hoàn cảnh khổ sở như vậy. Bạn có sở thích đi du lịch ,thích đi nhiều nơi hoặc bạn phải đi làm xa phải dùng tới những phương tiện đi lại? Nhưng bạn rất sợ đi ô tô ,tàu thuyền,máy bay....Cư mỗi làn ai đó nhắc tới việc đi đâu đó bạn thấy sợ khủng khiếp bởi những làn say xe trước thừa sống thiếu chết. Nhưng bạn đã thực sự hiểu được những nguyên nhân nào gây ra việc say tàu xe (STX) . Bạn nghe nói có nhiều cách để chống lại STX nhưng điều đó có phải là cách tốt nhất chưa?
Xin gửi tới các bạn nguyên nhân tại sao lại bị STX như vậy và những mẹo nhỏ để vấn đề STX ko còn trong nỗi sợ của bạn nữa. Nào các bạn cùng nhau tham khảo và tìm cách khác phục nhé. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn mình xin tổng hợp lại. Chúc các bạn chẳng có ai bị say xe nhé
Có mấy bài viết sau hãy tham khảo nào
Bài số 1
Chống say tàu, xe

Say tàu xe là một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.

Nguyên nhân

Cơ quan tiền đình nằm trong xương đá của xương thái dương, rất gần với ốc tai. Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình, trong việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật nào đó.
Khi di chuyển, sự lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thuỷ, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.

Phương pháp phòng ngừa

Theo lương y Đinh Công Bảy, để phòng ngừa say sóng khi di chuyển nên chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt, không nên nhìn sang hai bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy.
Nếu đi tàu, thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu. Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên, xuống.

Nói chung, khi đang di chuyển, không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.

Trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng mỏng.
Bạn cũng có thể thực hiện cách sau đây để phòng ngừa say sóng: xoa dầu (dầu gió, dầu cao) vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3 – 4cm), hai huyệt hợp cốc (ở hổ khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ mu thịt dày lên), huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

Đồng thời, nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mình, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không gắng sức quá hoặc để bị căng thẳng vì công việc quá độ.

Bài số 2
Chứng say tàu, xe và thuốc chữa

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các phương tiện giao thông ngày càng phong phú, nhanh chóng và thuận tiện; nhu cầu đi lại càng ngày càng gia tăng. Thế nhưng có một số người rất dễ bị say tàu xe (STX) nên thường ngại đi xa. Nhiều người băn khoăn nên dùng thuốc gì trong trường hợp này?

Nguyên nhân STX

Chứng STX có nguyên nhân từ cơ quan tiền đình là chính. Tai của chúng ta được chia làm 3 bộ phận: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Ngoài chức năng nghe, tai còn có chức năng về cảm giác thăng bằng cho cơ thể. Chức năng này được thực hiện nhờ các vết thính giác và mào thính giác trong các túi của tiền đình và các ống bán khuyên (có 3 ống hình vòng cung nằm trên 3 mặt phẳng thẳng góc với nhau: đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang). Tiền đình là hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm bộ phận tiền đình (tiền đình xương, tiền đình màng) của ống tai, các sợi thần kinh dẫn truyền, nơi tiếp nhận và phân tích cảm giác thăng bằng ở tiểu não - đó là một hệ thống kiểm soát thăng bằng trong di chuyển, cử động và phối hợp động tác. Khi ta quay đầu, hoặc đi lại, chạy nhảy thì sẽ gây nên chuyển động nội dịch trong các ống bán khuyên. Các ống này được xếp đặt theo 3 chiều không gian, nên đối với mỗi cử động, chuyển dịch theo quán tính của nội dịch trong các ống bán khuyên sẽ khác nhau. Sự chuyển dịch này sẽ kích thích vào các lông rung nhất định của tế bào trong mào thính giác. Luồng xung động cũng được truyền đi theo dây thần kinh tiền đình để báo cho não biết về chiều mỗi chuyển động của cơ thể.

Do tàu xe chạy với vận tốc không đều, rẽ ngoặt ngoằn ngoèo, những dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật. Nếu khả năng thích ứng tốt thì không sao; nhưng với những người cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí cơ thể thì dễ mắc chứng STX.

Ngoài ra, những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần làm tăng chứng STX. Đó là các yếu tố như ăn quá no (hoặc quá đói), mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, không khí ô nhiễm (khói thuốc lá, mồ hôi người, mùi xăng...) cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số người quá mẫn cảm.

Có khoảng 30% người lớn và nữ nhiều hơn nam, dễ bị chứng STX: mặt tái, chân tay vã mồ hôi, buồn nôn, nôn. Để tránh tình trạng này, trước ngày đi cần thư giãn tinh thần tránh mệt mỏi. Trước khi đi nên ăn nhẹ không để cơ thể quá đói, hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có gas, không uống rượu trước và trong khi đi. Đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu. Ngồi cạnh cửa thoáng gió. Tránh khói thuốc lào, thuốc lá. Xe chạy chỉ nên nhìn ra phía trước mặt, không nhìn phía sau, không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông.

Và dùng thuốc

Có nhiều loại thuốc với hàng trăm biệt dược có đặc tính chống nôn, chống STX. Những người dễ bị STX, trước khi khởi hành có thể dùng một trong các thuốc sau:

Cinnarizin: Các biệt dược: apotomin, cerepar, glanil, stugeron, vasozine... có tới hơn 60 tên thương mại. Thuốc dạng viên nén 10-15-25mg và 75mg. Dẫn chất piperazin làm giảm kích thích đến bộ phận tiền đình ở tai trong; gây giãn mạch não và ngoại vi (nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp) còn có tác dụng kháng histamin và serotonin. Với người lớn, trước lúc khởi hành 30 phút uống 15-25mg để phòng ngừa STX. Thuốc có tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ nhẹ. Nếu dùng liều cao có thể rối loạn tiêu hóa. Không uống rượu khi đang dùng thuốc.

Dimenhydinat: Các biệt dược: agolene, bontourist, dramamine, emedyl, lomarin... với khoảng 80 tên thương mại. Thuốc dạng viên nén 50mg; thuốc đạn 25 và 100mg. Là thuốc kháng histamin, chống nôn và chóng mặt. Người lớn, trước khi khởi hành 30 phút uống 1-2 viên để phòng ngừa STX. Hoặc đặt một viên thuốc đạn 100mg. Sau khi uống thuốc nếu cần cứ 4 giờ uống 1 viên. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, hoặc người nuôi con bú. Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ, quánh dịch nhày đường hô hấp, khô miệng, táo bón...
Diphenhydramin: Các biệt dược: diphenacen, histaxin, luporvalin, nautamine, restamin... với gần 100 tên thương mại. Dạng thuốc viên nén 10mg, viên nang 25mg, ống tiêm 10-30mg. Là thuốc kháng histamin, còn có tác dụng an thần chống nôn và chống co thắt. Dự phòng và điều trị nôn mửa uống 25-50mg hoặc dùng 1 ống thuốc tiêm bắp. Không dùng thuốc cho người có thai, hoặc đang nuôi con bú. Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Thuốc có thể gây buồn ngủ, quánh dịch nhày phế quản, khô miệng, táo bón...

Scopoderm TTS: hoạt chất là scopolamin, là thuốc hệ điều trị qua da để dán vào da. Khi dán vào da dược chất trong miếng băng sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu và cho tác dụng giảm sự kích thích, giảm sự co thắt chống buồn nôn và nôn. Dán 1 miếng phía sau tai, ở chỗ da khô không có tóc, trước khi khởi hành 6-12 giờ để cho thuốc ngấm. Khi đến nơi gỡ miếng dán bỏ đi. Với 1 miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ sẽ bỏ miếng cũ đi, và dán 1 miếng mới ở phía tai bên kia.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi. Không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Khi dùng thuốc cần kiêng rượu. Ở một số người già khi dùng thuốc có thể bị lú lẫn, hoặc mờ mắt, ảo giác. Nếu bị thì ngừng dùng ngay - gỡ miếng dán bỏ đi.

Dùng gừng: Nếu không muốn dùng thuốc hóa dược, hoặc trường hợp có chống chỉ định thì có thể dùng gừng tươi hoặc bột gừng khô cũng có tác dụng tốt chống STX. Những nghiên cứu dược lý hiện đại, đã chứng minh một số chất trong củ gừng có tác dụng kháng histamin, chống nôn, chống co thắt cơ trơn, có tác dụng phòng ngừa STX không kém so với thuốc hóa dược; và người có thai cũng dùng được. Ở nước ngoài, người ta cũng đã sản xuất những viên nang gelatin chứa liều bột gừng (thường là 1g) cho dễ uống. Trước khi khởi hành 30 phút uống 2 viên có thể phòng được STX.

Bài số 3
Mẹo chống say xe

Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe, máy bay thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái, chân tay đổ mồ hôi... Một vài mẹo cho bạn chuẩn bị cũng như đã lỡ leo lên tàu, xe hay máy bay.

Để không bị say khi đi máy bay

Khi đi xa bằng máy bay, không ít người thường gặp những rắc rối về sức khỏe như viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi. Vậy phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trong một hành trình dài?



Trên thực tế, hệ thống làm mát trên máy bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu.

Việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ.

Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người. Sau đây là những lời khuyên giúp bảo vệ sức khỏe khi đi máy bay.

Đặc biệt, việc phải ngồi yên trên chiếc ghế chật hàng giờ làm cơ thể bạn bị chuột rút, đau cơ ở người và chân, cảm thấy mệt mỏi... Để giảm bớt những sự khó chịu đó, bạn có thể làm như sau:

- Duỗi bàn chân ra trong năm giây rồi lại trở lại vị trí bình thường. Làm nhiều lần, chú ý sao cho các bắp thịt làm việc tại các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay.

- Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ. Làm bốn lần rồi đổi chiều.

- Nhún hai vai rồi quay tròn.

- Giơ cao tay lên trần. Tay trái rồi tay phải.

- Uống nhiều nước: Một lít nước trong năm tiếng.

- Tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này làm tăng khả năng mất nước.

- Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh nói trên tăng cao.

Để tăng sự lưu thông máu ở chân, bạn nên: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu. Như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ... là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù.

Tránh say khi đi xe, tàu, thuyền

Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái đi, chân tay đổ mồ hôi. Các chuyên gia nghiên cứu hiện tượng này cho rằng đó là kết quả của việc mắt và tai nhận được những thông tin trái ngược nhau.

Không nên đọc sách khi đi tàu xe

Trong khi tai trong (bộ phận đảm nhiệm duy trì sự thăng bằng của cơ thể) nhận được thông tin từ não rằng cơ thể đang di chuyển về một hướng (thí dụ sang trái) thì mắt lại nhận được thông tin ngược lại (thí dụ sang phải).

Bởi vậy, nếu chúng ta nhắm mắt lại thì cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi. Sau đây là một số biện pháp làm giảm sự khó chịu khi:

- Với tàu, thuyền là hiện tượng say sóng. Bạn nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng, ngoài trời. Nếu phải di chuyển qua đêm, trong thời gian lâu thì nên chọn chỗ hoặc cabin ở giữa thân tàu, thuyền, vì chỗ đó ít bị tròng trành nhất.

- Với máy bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh. Tránh ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.

- Với ôtô, xe lửa, bạn nên nhìn phong cảnh đằng trước mặt, không nên nhìn sang hai bên; ngồi cạnh cửa, mở cửa kính để có gió, trừ những nơi không khí bị ô nhiễm. Nếu bạn đi du lịch bằng xe hơi, hãy gắng lái xe hơn là ngồi bên. Người lái xe ít khi bị “say xe”.

Ngoài ra, trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho khỏe. Người mệt mỏi dễ bị say tàu, xe; không uống rượu trước và trong khi đi; không nên làm gì khiến mình mệt mỏi vào tối hôm trước; uống thuốc chống say sóng (loại Dramaminne) khoảng 30 phút trước khi đi (nếu Dramamine không có hiệu quả đối với bạn.

Nên hỏi bác sĩ để dùng thuốc có scopolamine, thuốc này có tác dụng gây ổn định cho phần tai trong của bạn); tránh đọc sách hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì. Nếu bạn đi tàu thuyền, hãy tìm chỗ có thể nằm ngửa và nhắm mắt lại.

Nếu có người nào trên tàu, xe bị say, hãy tránh xa hoặc không nhìn vào người đó. Nếu không, bạn cũng bị “lây say”. Có người cho rằng nhấm gừng hoặc bấm vào giữa cổ tay - phần nối lòng bàn tay với cổ tay cũng tránh được chứng say tàu xe.

Trong quá trình tàu, xe đang di chuyển, bạn nên: thở chậm và sâu; tránh hút thuốc hoặc ngồi nơi có mùi; nên chọn chỗ thoáng. Đặc biệt, để làm cho thần kinh được thư giãn, hãy cố thả lỏng tất cả các cơ bắp.

Hãy tưởng tượng như bạn đang ngồi trước một cảnh quan thật êm đềm. Nên ăn một vài miếng bánh khô để dạ dày không dư chất lỏng...

Vậy là đã cung cấp cho các bán vài phương pháp rồi nhé chúc vui vẻ
lovewave89nd
lovewave89nd

Tổng số bài gửi : 45
Join date : 21/01/2011
Age : 35
Đến từ : Nam Định

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết